Rối loạn lo âu là gì? Nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục
Trong cuộc sống hiện nay tình trạng rối loạn lo âu ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này xảy ra là do quá căng thẳng hoặc gặp áp lực trong cuộc sống và công việc hằng ngày. Tuy nhiên một số người thường vẫn không biết triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu là gì và không biết cách khắc phục như thế nào. Bài viết này có lẽ sẽ giúp bạn biết được tình trạng lo âu của mình và đưa ra hướng điều trị kịp thời nhất.
Rối loạn lo âu là gì?
Triệu chứng rối loạn lo âu hay xuất hiện trong cuộc sống của mỗi con người. Những người mắc chứng rối loạn lo âu thường hay lo lắng và sợ hãi quá mức về những ảnh hưởng trong cuộc sống hằng ngày.
Triệu chứng lo lắng này còn được gọi là bệnh rối loạn lo âu hay rối loạn lo âu (Anxiety disorder) được xem là dạng rối loạn đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá và stress thường xuyên, không xác định được nguyên nhân. Những cảm xúc lo âu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần mà vẫn chưa giải quyết được vấn đề làm ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chức năng cũng như cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

Các kiểu rối loạn lo âu
Ngoài việc tìm hiểu rối loạn lo âu là gì thì một số người vẫn chưa thể phân biệt được những rối loạn lo đâu đó ra sao và phân biệt như thế nào. Sau đây mình sẽ giải thích rõ hơn các kiểu rối loạn lo âu để bạn cùng tham khảo.
– Hội chứng sợ nơi ở và hoàn cảnh sống: Đây là một dạng rối loạn người bên thường cảm thấy sợ hãi và luôn né tránh những nơi họ cảm thấy bất an, nguy hiểm mà không ai giúp mình.
– Rối loạn lo âu do sức khỏe: Đây là dạng lo lắng và cảm thấy hoảng sợ do sức khỏe của mình không tốt hoặc do mắc phải bệnh nặng gây ra.
– Rối loạn lo âu toàn thể: Do lo lắng quá mức việc gì đó bao gồm cả những việc bình thường nhất, việc rối loạn này rất khó kiểm soát cảm xúc của bản thân. Nó thường hay xảy ra kèm theo những nỗi lo lắng khác dẫn đến việc trầm cảm.
– Rối loạn hoảng sợ: là cảm giác lo lắng qua mức, đột nhiên xuất hiện và nó cứ lặp đi lặp lại đến tận cùng cảm giác sợ hãi chỉ trong vòng vài phút. Người bệnh sẽ có triệu chứng thấy khó thở, sợ hãi, lo lắng, đau ngực, đánh trống ngực và tim đập nhanh hơn. Họ luôn sợ những lo lắng này sẽ xảy ra thêm một lần nữa và cố tình tránh né những tình huống xảy ra sợ hãi đó.
– Im lặng có chọn lọc: là cảm giác thất bại của trẻ em khi phát ra những lời nói ở tính huống nhất định khi ở trường học, ở nhà. Điều này vừa gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, việc học hằng ngày ở trong hoặc bên ngoài xã hội.
– Rối loạn lo âu phân ly: là dạng rối loạn lo lắng ở trẻ em khi đang ở cột mốc phát triển quan trọng của trẻ hoặc những lúc buộc phải xa cha mẹ hoặc người thân nhất.
– Rối loạn lo âu gây ra bởi chất: đây là triệu chứng lo lắng, sợ hãi quá mức khi lạm dụng thuốc, tiếp xúc trực tiếp với chất độc.
– Rối loạn lo âu đặc hiệu và không đặc hiệu: là triệu chứng lo âu mà bạn không xác định được nó thuộc kiểu rối loạn nào. Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất là khi thấy buồn và suy sụp tinh thần.
– Hội chứng sợ hãi xã hội: đây là triệu chứng được đánh giá ở mức cao khi người bệnh đang cố gắng lẩn tránh các tác động từ hoàn cảnh xung quanh. Làm bạn lo âu quá mức, mất đi ý thức và lo lắng những nỗi sợ vô hình.
– Nỗi ám ảnh đặc biệt: là cảm giác lo lắng khi người bệnh tiếp xúc với những tình huống hay sự việc đặc biệt nào đó mà lại cố ý tránh né không muốn gặp phải.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn lo âu
Nguyên nhân dẫn đến việc rối loạn lo âu thường do trải qua việc sang chấn tâm lý trong cuộc sống. Một số người thì lại có ảnh hướng các vấn đề về sức khỏe, có thể sẽ được bác sĩ nghi ngờ là nguyên nhân bệnh nội khoa và họ sẽ được đi xét nghiệm tìm chính xác triệu chứng gây bệnh.
Những vấn để về sức khỏe có ảnh hưởng đến lo âu như:
- Những căn bệnh mãn tính khó điều trị.
- Bị trào ngược dạ dày hay thực quản (GERD)
- Rối loạn nội tiết tố.
- Bệnh tim
- Hen suyễn
- Xương khớp
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Khối u hiếm gặp
Lạm dụng thuốc, chất kích thích, cai rượu và các dạng thuốc trầm cảm(nếu dùng các loại này trong thời gian dài sẽ làm bệnh rối loạn lo âu ngày càng nghiêm trọng hơn).

Dấu hiệu của bệnh rối loạn lo âu
Dấu hiệu của người đang rối loạn lo âu có biểu lộ khác nhau và cách biểu hiện cũng khác nhau hoàn toàn. Nhưng chúng đều có một điểm chung là cảm giác lo lắng nhiều nhất trong hơn 6 tháng. Những triệu chứng này bao gồm:
– Căng thẳng, stress, khó chịu, bứt rứt trong người.
– Khó tập trung trong công việc, thấy khó ngủ mệt mỏi.
Khi đang trong trạng thái lo lắng cực độ thì có thể kèm theo những triệu chứng sau:
– Cảm thấy bất an hoặc nguy hiểm.
– Cơ thể cảm giác quá lạnh hoặc quá nóng, khó thở, run rẩy, chóng mặt, ra nhiều mồ hôi, yếu đuối.
– Nhịp tim tăng nhanh, đánh trống ngực, tê bì tay chân, tức ngực hay thở gấp.

Tác hại và biến chứng của bệnh rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm vì có thể ảnh hưởng xấu đến những cuộc sống và sức khỏe của người bệnh:
-Rối loạn lo âu sẽ làm cho bạn luôn cảm giác bất an, sợ hãi và luôn làm họ cảm thấy mệt mỏi, chán nản với cuộc sống.
-Rối loạn lo âu cũng khiến cho bạn cảm thấy tiếp xúc với người khác vô cùng khó khăn, ngại tiếp xúc với xã hội, sống khép kín hơn. Việc này để lại cho bạn nhiều hệ lụy đến sinh hoạt, công việc, xã hội, cuộc sống và tình cảm gia đình.
-Rối loạn lo âu cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn khiến cho tinh thần bị giảm sút nghiêm trọng. Việc mất ngủ xảy ra thường xuyên và gặp thêm nhiều vấn để về đường tiêu hóa. Có khi còn khiến cho các bệnh nền trong cơ thể tái phát ngày càng dai dẳng và có khi nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn bạn gặp phải những triệu chứng nguy hiểm khác như: lạm dụng chất kích thích, mất ngủ, cách ly xã hội, trầm cảm, thường xuyên đau đầu và mãn tính, chất lượng cuộc sống, lơ đãng, chậm chạp, chán ăn, mong muốn tự tử…

Cách điều trị bệnh rối loạn lo âu:
Rối loạn lo âu vừa là triệu chứng, vừa là chứng bệnh nếu để tình trạng này kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này của họ. Do đó, để ngăn chặn và cải thiện kịp thời ta phải tự thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Như việc ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao, thường xuyên có những suy nghĩ tích cực, tiếp xúc và trải nghiệm nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày.
Nếu như triệu chứng rối loạn lo âu ngày càng nặng, khó khắc phục thì bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để kiểm tra, tư vấn và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất. Thông thường bác sĩ thường sẽ đưa ra hai phương hướng điều trị phối hợp với nhau để bạn thực hiện. Việc này đòi hỏi tính kiên trì và tuyệt đối tuân thủ những gì bác sĩ hướng dẫn. Trong hầu hết các bệnh nhân rối loạn lo âu đều có khả năng quay về cuộc sống hiện đại như bao người.
Ngoài ra, các loại thuốc phổ biến thường dùng để điều trị bệnh lo âu là dạng thuốc chống trầm cảm, thuốc chống lo lắng và thuốc chẹn beta. Tuy nhiên, nhược điểm của các loại thuốc này còn có thể gây ra một số triệu chứng của tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt nhưng bạn phải dùng lâu hoặc tăng liều mới đạt hiệu quả.
Theo những gì mình đã chia sẻ ở bài viết trên chắc các bạn cũng đã biết chứng rối loạn lo âu là gì và cách khắc phục nó như thế nào rồi phải không. Vì vậy bạn nên tìm cách khắc phục ngay từ bây giờ để có có lối sống lành mạnh để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. giúp cho cơ thể luôn luôn khỏe mạnh để tiến xa hơn cho tương lai phía trước của mình nhé.